Khi tán gái, thần thái hay những gì bạn nói mới quan trọng?

Chú thích: Thần thái trong bài viết này ám chỉ tới ngôn ngữ cơ thể. Vì đơn giản ở VN, từ đằng trước được dùng phổ biến hơn từ đằng sau.

Theo lý thuyết thì ngôn ngữ cơ thể là thứ chiếm 93% hiệu quả trong giao tiếp, trong khi những gì bạn nói chỉ chiếm có 7% thôi.

“Quá dễ để so sánh” bạn nghĩ bụng.

Nhưng thực tế thì không hoàn toàn như vậy. Giữa lý thuyết và thực tế nó luôn có những khoảng trống cần lấp đầy.

Và trong bài viết này tôi muốn nói về những khoảng trống đó. Thứ gì quan trọng hơn? Thần thái hay những gì bạn nói?

Câu chuyện về Jude Law

Jude Law là một diễn viên nổi tiếng người Anh, sao hạng A Hollywood. Nếu bạn xem phim Enemy At The Gates thì chắc cũng không quên được tay súng bắn tỉa này.

Ở ngoài đời, Jude Law có một câu chuyện đồn thổi mà theo tôi nghĩ khá huyền thoại.

Mỗi khi Jude Law thấy HB, hiểu là hot babe (8,9,10) mà anh ta muốn chinh phục. Thay vì cách đến làm quen, hỏi han, xin số như bình thường thì gã bắn tỉa này chỉ tiến tới, không nói một lời nào, và chìa tay card visit trước khi bỏ đi.

Trong tấm card đó có tên và số điện thoại chuyên phục vụ cho việc này. Vậy nên khi có ai gọi tới, Jude Law biết đó là HB.

Điều thú vị ở đây như đã nói, đó là Jude Law không nói một lời nào khi đưa card, ngôn ngữ cơ thể của anh ta đã làm tất thảy những việc đó rồi.

Tôi kể ra câu chuyện này để bạn thấy được tầm quan trọng của thần thái, hay ngôn ngữ cơ thể tùy theo cách gọi của bạn.

Ngôn ngữ cơ thể phải nói là thứ quá tuyệt vời đúng không, nhưng…

Ngôn ngữ cơ thể bao gồm những gì?

Đa số chúng ta không phải là Jude Law. Tưởng tượng ở VN một người nổi tiếng như Johny Trí Nguyễn đi là ai cũng biết tới rồi. Nhưng hãy nhân thêm khoảng 100 lần sự nổi tiếng đó với sao hạng A Hollywood để bạn thấy cái fame của anh ta lớn cỡ nào.

Tất nhiên ngôn ngữ cơ thể của sao Hollywood đương nhiên phải f**king good rồi. Tôi chưa thấy ai kém trong việc này cả. Trên thực tế, hầu hết người bình thường đều học ngôn ngữ cơ thể từ Hollywood cả. Nhưng cái fame có lẽ còn là thứ đáng chú ý hơn.

Trở về với ngôn ngữ cơ thể. Đúng là 93% hiệu quả giao tiếp đến từ ngôn ngữ cơ thể. Nhưng chỉ có 55% là cách bạn đi đứng, dáng ngồi, cử chỉ, nét mặt thôi. 38% còn lại bạn biết là gì không? Đó chính là giọng điệu, cách bạn nói như thế nào?

Khi tán gái, phụ nữ không phải chuyên gia hình thể. Họ không tách bạch những gì bạn nói hay cách bạn nói như thế nào đâu. Họ chỉ quan tâm tới những gì phát ra từ miệng bạn mà thôi. Đó là tổng hợp của những gì bạn nói và cách bạn nói. Phép toán đơn giản: 7% + 38% = 45%.

Nói bình thường vs Nói có thông điệp

Nếu bạn chỉ đơn thuần là nói theo cảm tính, không có suy nghĩ, không có chiến thuật. Nó thậm chỉ còn chả chiếm tới 7%.

Những gì bạn nói chỉ có tác dụng và tạo được thu hút mạnh mẽ khi và chỉ khi nó có thông điệp kèm theo mà thôi.

Bạn không biết cũng dễ hiểu, nhưng trong ngôn ngữ của phụ nữ thì luôn luôn có thông điệp và ẩn ý kèm theo. Họ nói không phải A là A như đàn ông, mà A có thể là B có thể là C, giống hệt như marketing vậy.

Chẳng hạn: “Đừng mua cái TV có màn hình 4K này nếu bạn không thể cảm nhận nổi sự rung động tuyệt vời của màu sắc.”

Câu ads này nghe có vẻ hơi chuối vì tôi viết ra ngay tức thì không suy nghĩ. Nhưng kệ đi tôi chỉ muốn cho bạn hiểu rằng, cái câu nói trên chả có ý nghĩa gì cả. Nó nói rằng bạn đừng mua cái TV đó, rồi mắt bạn không cảm nhận được màu sắc blah blah blah. Nhưng thực chất nó có thông điệp ở trong đó. Thông điệp thực sự là “Bạn nên mua cái TV 4K này vì bạn sẽ cảm nhận được sự rung động của màu sắc.”

Đó là ngôn ngữ của phụ nữ. Và đó cũng là lý do tại sao tôi thường hay nói là việc học marketing nó đã giúp tôi rất nhiều trong việc chinh phục.

Thêm ví dụ nữa nhé

Để tôi lấy cho bạn một số ví dụ khi phụ nữ nói chuyện. Giả dụ bạn hỏi rằng:

“Em thường hay ngồi cà phê ở đâu?”

Khi bạn hỏi vậy, đoán rằng phải có 8/10 người sẽ nói như này.

“Em hay ngồi ở Starbuck.” Tóm lại phải có Starbuck trong danh sách.

Câu trả lời đó nó chả có ý nghĩa gì. Nhưng nghe xong bạn sẽ hiểu rằng là “Ồ cô ấy ngồi cà phê sang vãi. Toàn 80, 100k 1 cốc.” Đó cũng chính là thông điệp mà phụ nữ muốn hướng đến. Em sang chảnh, cao cấp, giá trị cao, kiểu như vậy. Trong khi thực tế thì có khi 1 năm cũng chỉ ngồi vài lần.

Viết đến đây chợt nhớ trong một lần ngồi Starbuck tôi cũng nghe mấy cô gái nói chuyện với nhau về anh người yêu.

“Người yêu tao đang làm bằng thạc sĩ bên Anh. Úi trội ôi ở bên đấy hơn chục năm rồi nên toàn quen ăn đồ tây. Không biết về đây có ăn được đồ Việt không. Chắc tao phải đi học nấu món tây mất.” Rồi cả buổi đó câu chuyện gần như chỉ xoay quanh chủ đề này.

Lan ma lan man nhưng thông điệp ở đây chỉ đơn giản là, “Người yêu tao xịn xò, tao là một cô gái đáng giá ahihi.”

Khi nói chuyện với phụ nữ, bạn cần phải có thông điệp hay nói cách khác bạn phải biết marketing bản thân. Đây là khái niệm tôi có nhắc sơ qua trong Giải mã bí ẩn phái đẹp 3. Còn trong khóa học Giải mã thực chiến phái đẹp (GMTCPĐ) sắp tới, tôi sẽ chỉ dẫn cho bạn chính xác cách thực hiện việc này như thế nào. Làm sao để nói có thông điệp, nói như thế nào để phụ nữ nhớ về điều ấy và về bạn. Chứ không phải nói tai này qua tai kia, hoặc chả có gì để nhớ khi về đến nhà cả.

Chốt lại bài viết hôm nay, ngôn ngữ cơ thể hay thần thái rất quan trọng, tôi không phủ nhận. Nhưng những gì bạn nói cũng quan trọng không kém. Tưởng tượng lời nói của bạn giống như một con đường. Phải có con đường thì bạn mới thể hiện thần thái hay ngôn ngữ cơ thể hấp dẫn ra được. Nếu không có con đường đó, sẽ chả có cuộc trò chuyện, chả có nơi để bạn phô diễn mọi thứ về mình.

Không ai chỉ cho bạn biết những kiến thức như vậy. Không ai đủ nhiệt huyết và chân thành để chia sẻ những kiến thức đó cho bạn. Nhưng nếu bạn tin tưởng tôi, hãy để tôi chia sẻ những kiến thức quan trọng hơn. Hãy để tôi giúp bạn chinh phục nửa kia dễ dàng hơn qua [Giải mã bí ẩn phái đẹp]. Bộ sách best seller về hẹn hò số 1 tại Việt Nam.

Tác giả: Lai H – Học Viện Yêu 4Love

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.