Đây là lý do tại sao bạn sẽ mãi mãi cô đơn


Nữ giám đốc ngoài 40, năng lực cao, thu nhập chót vót. Chị có nhiều mối quan hệ, luôn dang tay đóng góp cho cộng đồng. Tất cả đều nghĩ cuộc sống chị tuyệt vời, ai ai cũng muốn hạnh phúc như chị.

“Bên cạnh chị ta toàn những người tuyệt vời. Sẽ chả có lý do gì để cô đơn cả.” Bạn nghĩ bụng.

Nhưng chị ta sống từng giờ từng phút trong cô đơn. Cô đơn vì không có thời gian cho con. Không thể tự tay nuôi con và chăm sóc con.

Một người đàn ông đẹp trai, công việc tốt. Gã tập gym đều đặn và luôn hướng cuộc sống tới tương lai. Bạn nghĩ cô đơn không phải thứ có trong từ điển của gã.

Nhưng gã cô đơn vì chưa tìm được nửa kia phù hợp. Thứ này đã gặm nhấm gã quá lâu rồi.

Đừng nghĩ rằng cô đơn chỉ là chuyện tình cảm, là chuyện yêu ai đó mà không được đáp lại. Trong cuộc sống, có nhiều nỗi cô đơn khác nhau mà tôi cá rằng sau khi đọc hết bài bạn sẽ biết mình cũng cô đơn. Vấn đề chỉ là loại cô đơn của bạn có tên gọi ra sao mà thôi?

5 loại cô đơn phổ biến của con người

1) Cô đơn về tình cảm

Đây là kiểu cô đơn phổ biến nhất, và nó cũng tác động sâu sắc tới tâm lý con người nhất.

Cô đơn về tình cảm là khi bạn kỳ vọng quá nhiều, nhưng đổi lại chả được bao nhiêu. Vì lẽ đó, bạn cô đơn!

Hãy nghĩ về cô gái bạn yêu thầm. Theo đuổi đã lâu nhưng bạn bị ngó lơ và coi như không tồn tại.

Hãy nghĩ về mối quan hệ chiến hữu, anh em, bạn bè. Bạn nghĩ cho họ nhiều, nhưng họ nghĩ cho bạn chả bao nhiêu.

Hãy nghĩ về đứa em, đứa con, vật nuôi. Bạn muốn bên cạnh, nhưng thời gian, không gian, tình huống quả thực không cho phép.

Lời khuyên: Cô đơn về tình cảm tác động tới đời sống và tâm lý của bạn rất nhiều. Do đó một là từ bỏ, 2 là khắc phục loại cô đơn này nhanh nhất có thể.

2) Cô đơn vì chấn thương tâm lý

Cũng bởi phụ nữ là phái yếu, tâm sinh lý không mạnh mẽ và cứng cáp như đàn ông. Thế nên họ thường là miếng mồi ngon của những gã có tên – bắt đầu bằng chữ A và cái lỗ (Ahole).

Có 1001 lý do để một người bị chấn thương tâm lý.

  • Có thể khi còn bé họ bị lạm dụng hay quấy rối tình dục.
  • Có thể người bố đánh đập và đối xử với người mẹ như súc vật.
  • Có thể người thân ra đi khi họ đang cần sự che chở và bao bọc nhất.
  • v.v…

Lời khuyên: Những người bị chấn thương tâm lý sẽ sống và xoay sở rất chất vật. Trừ khi họ gặp được người yêu thương thực sự và có thể chia sẻ cùng họ nỗi cô đơn đó.

3) Cô đơn trong suy nghĩ

Người thông minh và sáng tạo thường xuyên sống trong trạng thái cô đơn này.

Cùng một vấn đề, nhưng những người này có quan điểm rất riêng biệt mà thậm chí là khác thường. Họ cố gắng giải thích, nhưng càng cố gắng truyền đạt, người nghe càng không hiểu. Do đó, họ ngày càng thấy mình cô đơn và bị cô lập nhiều hơn.

Lời khuyên: Không phải tất cả suy nghĩ của bạn đều cô đơn. Sẽ có những nhóm suy nghĩ của bạn là cô đơn, nhưng sẽ có những nhóm suy nghĩ của bạn là thông thường. Hãy cố gắng cân bằng 2 nhóm suy nghĩ này để vừa có thể cô đơn, vừa có thể tìm được tiếng nói chung với mọi người.

4) Cô đơn trong văn hóa

Đây cũng là loại cô đơn rất phổ biến hiện nay. Tôi có thể gặp phải, bạn có thể gặp phải, bất cứ ai cũng có thể gặp phải.

  • Nhiều người văn hóa vùng miền, làng xã.
  • Nhiều người giữ nếp văn hóa cũ.
  • Nhiều người đem văn hóa từ nước ngoài về sau khi định cư, du lịch, lao động.
  • Nhiều người đọc sách, báo, xem phim, truyền hình, rồi sống theo lối văn hóa họ say mê.
  • Nhiều người cóp nhặt văn hóa từ Youtube, Facebook.
  • v.v…

Xung đột văn hóa là vấn đề thường xuyên xảy ra. Bất kể bạn ở đâu, trong nước hay ngoài nước. Khi không thể tìm được tiếng nói chung, hay cảm thấy mình quá khác biệt. Bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái cô đơn. Cô đơn trong văn hóa của chính mình.

Lời khuyên: Đây là loại cô đơn dĩ nhiên và phổ biến. Bạn nên cải thiện bằng cách mở lòng với văn hóa của người khác. Văn hóa là đa chiều, không có nghĩa khác biệt hay trái ngược với văn hóa của bạn thì đó là văn hóa xấu.

Ví dụ tôi không ăn thịt chó, nhưng sẽ không nghĩ người ăn thịt chó là nhẫn tâm hay độc ác. Chúng ta nên hiểu và tôn trọng văn hóa (cá nhân) của người đối diện. Chỉ đơn giản như vậy!

5) Cô đơn vì không nhận đủ sự thấu hiểu

Kẻ trộm lấy mất điện thoại của cô ấy để quên trên bàn. Vậy là bạn nói.

“Đấy, anh nhắc em bao nhiêu lần rồi. Đừng bao giờ để điện thoại trên bàn.”

Đó thực sự là một câu nói không đem lại sự đồng cảm và thấu hiểu. Thay vì chấp nhận lời khuyên của bạn bởi vì nó đúng, cô ấy rất dễ nghĩ theo chiều hướng ngược lại.

“Huhuhu, vậy hóa ra mình là con ngốc ư?”

“Tôi mất điện thoại còn chưa đủ đen đủi hay sao mà anh còn nói vậy?”

Khi không nhận được đủ sự thấu hiểu trong một thời gian dài, bạn sẽ rất dễ rơi vào trạng thái cô đơn. Đặc biệt nếu những người không hiểu, đồng cảm lại là những người thân nhất, bạn luôn cố gắng để hiểu họ nhiều nhất.

Lời khuyên: Hãy bên cạnh những người hiểu mình. Nói chuyện với 1 người hiểu mình tốt hơn bên cạnh hàng chục người không hiểu, vô tâm.

Trong các giai đoạn của cuộc sống, nếu không cô đơn dạng này bạn cũng sẽ cô đơn dạng khác. Bạn nghĩ chỉ mình bạn có vấn đề? Hell no! Vấn đề xảy đến với tất cả mọi người.

Điều quan trọng chỉ là bạn sẽ học cách sống chung với vấn đề của mình như thế nào?

Nếu chuyện tình cảm của bạn xem chừng đã rất tệ. Đừng làm nó tệ hơn chỉ vì mình không hiểu biết. Hãy tóm lấy tất cả kinh nghiệm và hiểu biết của tôi về phụ nữ trong bộ sách Giải mã bí ẩn phái đẹp. Tôi không thể chờ để được chỉ dẫn bạn nhiều hơn.

Tác giả: Lai H – Học Viện Yêu 4Love

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.