4 cách dùng từ khiến bạn thiếu tự tin nghiêm trọng


Để giao tiếp tự tin, bên cạnh thần thái hay ngôn ngữ cơ thể toát ra. Thứ tiếp theo mà bạn cần để ý rõ ràng phải là cách mình nói thế nào?

Từ trước đến nay, tôi không suy nghĩ quá nhiều về cách sử dụng từ. Tôi chỉ chú ý chọn từ sao cho dễ hiểu, dễ nghe và thuyết phục là được.

Nhưng cách đây vài tháng, khi làm mentor cho một người em. Tôi mới nhận ra một điều khá thú vị về bộ từ điển mà mỗi chúng ta đang trang bị và sử dụng. Hãy để tôi chia sẻ cho bạn biết ngay bên dưới.

Theo đó, khi có dịp làm mentor cho cậu em. Tôi mới phát hiện ra cậu ta thiếu tự tin, rất thiếu tự tin.

Nhưng vạch mặt đích xác thứ gì khiến cậu ta thiếu tự tin thì tôi lại hỏi chấm. Tôi thấy thần thái cậu ta tạm ổn, tư duy không quá tệ, giọng điệu không quá rụt rè. Vậy đâu là lý do?

Tôi trầm ngâm suy nghĩ cả buổi. Tính tôi là vậy. Cứ có gì thắc mắc là tôi phải tìm được lời giải cho đến cùng.

“Anh đang tơ tưởng em nào mà đăm chiêu suy nghĩ thế?” Cô ấy của tôi hỏi.

Chợt bừng tỉnh, chưa kịp gắn vào miệng bộ lọc, tôi nói những gì mình đang suy nghĩ trong đầu: “Anh đang tơ tưởng tới cậu em gặp chiều nay.”

Rồi sau đó giống như hiểu ra vấn đề, cả 2 cùng đồng thanh cười phá lên.

Sau tràng cười đó, tôi lại tiếp tục suy nghĩ…

4 câu nói mà người thiếu tự tin hay nói

noi thieu tu tin

Rồi thì tôi cũng nghĩ ra và thông suốt. Mấy hôm sau gặp lại tôi tiếp tục để ý và quan sát. Sau cùng, tôi có thể khẳng định rằng: Biểu hiện của cậu em này thiếu tự tin, không phải lối suy nghĩ, không phải tư duy, không phải ngôn ngữ cơ thể. Cậu ta thiếu tự tin là bởi cách cậu ta sử dụng từ ngữ KÉM TỰ TIN.

1) “Em nghĩ là…”

“Em nghĩ/Tôi nghĩ…” có thể phù hợp trong trường hợp bạn khuyên nhủ ai đó. Chẳng hạn:

“Em nghĩ là anh nên viết thêm nhiều bài nữa cho con gái. Vì em không phải là người duy nhất ở đây muốn đọc các bài viết của anh.”

“Em nghĩ chị nên để tóc dài hơn một chút. Như vậy trông sẽ xinh hơn rất nhiều.

Nhưng, sẽ thật tai hại khi bạn sử dụng cụm từ đó để nói về mình.

“Em nghĩ là mình nên chuyển qua một công ty mới.”

“Tôi nghĩ mình có thể chỉ bạn cách chinh phục con gái.”

“Em nghĩ mình chưa đủ giỏi để làm việc đó.”

Có bao giờ bạn thấy tôi nói vậy không? KHÔNG! Tất nhiên là không rồi.

Tôi không bao giờ nói, “Tôi nghĩ mình sẽ chỉ cho bạn biết tất cả mọi cách để chinh phục phụ nữ.”

Thay vào đó tôi nói, “Tôi sẽ chỉ cho bạn biết tất cả mọi cách để chinh phục phụ nữ.”

“Tôi ở đây để chỉ cho bạn biết tất cả mọi cách để chinh phục phụ nữ.”

Nghe tự tin hơn 100 lần, đúng chứ? Muốn quan điểm của bạn được người khác lắng nghe. Đầu tiên bạn phải tự tin về quan điểm của mình trước đã. Đừng dùng “Em nghĩ là…”

2) “Có lẽ…”

Có lẽ là từ nước đôi. Chúng ta chỉ sử dụng trong trường hợp không chắc chắn mà thôi.

“Có lẽ em và anh nên chia tay. Như vậy sẽ tốt cho cả 2.”

Nghe như vậy bạn phải thừa hiểu rằng vẫn có % nào đó cô ấy lưu luyến không muốn chia tay. Nó rất khác với khi cô ấy nói.

“Em đã suy nghĩ kỹ rồi. Em và anh nên chia tay, như vậy sẽ tốt hơn cho cả 2.”

Tương tự “Em nghĩ là…”, bạn không nên sử dụng cụm từ “Có lẽ…” để áp dụng cho chính bản thân mình.

“Có lẽ tôi muốn thành công trong sự nghiệp.”

“Có lẽ em sẽ cố gắng thi đỗ đại học.”

“Có lẽ trong 5 năm tới mình phải kiếm được 5 tỷ.”

Pussy talk!

Đừng dùng “Có lẽ…” với chính mình. Cứ giữ 2 từ này, bạn sẽ nhanh chóng trở thành kẻ không có chính kiến… chuyên nghiệp!

kieu dan ong bi ghet 2

3) “Tùy em/anh/chị”

Tôi có đứa em họ (thiếu niên) thi thoảng qua chơi. Mỗi khi hỏi, “Hôm nay em muốn ăn gì, pizza hay gà rán?” để anh gọi. Câu trả lời ưa thích của nó luôn là: “Tùy anh!”

Đôi khi tôi phát bực vì câu trả lời này của nó. Nhưng vì tuổi nó còn nhỏ, hơn nữa cũng đồng cảm vì trước đây nhút nhát. Thế nên, tôi không suy nghĩ gì nhiều!

Nhưng nếu trưởng thành rồi mà bạn vẫn hay sử dụng “Tùy anh/Tùy em/Tùy chị” là bạn tiêu đời.

“Tùy ý em thôi.”

“Tùy anh quyết định.”

Câu nói nghe rất đơn giản, nhưng soi xét kỹ hơn nó là một cách thoái thác trách nhiệm, nhu nhược, không dám quyết định. Khi nói câu này nhiều, trong mắt người khác bạn thực sự RẤT KÉM TỰ TIN.

4) “Tôi + Không”

Trong những cuốn sách mà tôi viết, trong những video mà tôi làm, bạn có thể dễ dàng nhận ra rằng. Một khi nói Tôi kèm không, tôi thường nói “Tôi không bao giờ…”

“Tôi không bao giờ nói dối, lừa gạt con gái chỉ để lên giường.”

“Tôi không bao giờ có ý định xây dựng business chỉ để làm tiền.”

Nói cách khác một khi tôi nói kèm không, là khi tôi muốn phủ định mệnh đề ở phía sau.

Nhưng nếu bạn nói “Tôi + Không” nhưng lại không mang ý nghĩa phủ định thứ gì đó. Điều đó thật là tai hại, vì nó mang ý nghĩa phủ định CHÍNH BẠN.

“Tôi không thể.”

“Tôi không chắc.”

“Tôi không làm được.”

“Tôi không biết mình làm thế có được không?”

Bạn thấy đấy, khi nói như vậy nghe rất thiếu tự tin. Trong các trường hợp như vậy, bạn không chỉ thiếu tự tin về cách sử dụng từ đâu. Bạn còn thiếu tự tin tận sâu trong suy nghĩ nữa.

Kết luận

Đó là 4 câu nói mà người thiếu tự tin hay nói. Một khi nói đi nói lại những cụm từ này, người khác sẽ đánh giá bạn thấp đi, cơ hội sẽ không vẫy chào bạn, thành công sẽ không nắm tay bạn.

Thay vào đó, hãy sử dụng những cụm từ như tôi kể phía trên, chẳng hạn “Tôi sẽ…”, “Tôi phải…”, “Tôi ở đây để…” Dùng những cụm từ như vậy không những bạn trấn an được người nghe, mà bạn còn trấn an được chính những suy nghĩ nghi ngờ trong con người mình.

Tôi không phải là người biết tất cả. Tôi chả biết gì về chinh phục, hẹn hò, duy trì mối quan hệ. Nhưng bởi vì tôi quyết tâm tìm hiểu và trải nghiệm thực tế, để rồi một ngày nào đó tôi trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này. Bạn cũng vậy, bạn cũng có thể trở thành chuyên gia trong bất cứ lĩnh vực nào. Tham khảo thêm về ngày xưa của tôi tại đây.

Tác giả: Lai H – Học Viện Yêu 4Love

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.